Nguồn gốc của tấm thiệp xuân

Nguồn gốc của tấm thiệp xuân, in thiệp tết, in thiệp chúc mừng năm mới

 

Dịch vụ in thiệp tết, in thiệp tết lấy ngay, in thiệp chúc mừng năm mới tại Hà Nội: 0984 775 952

Vào thời Tiền Tần, Tây Hán (206-264 trước TL) nhân dân dùng thiếp chúc mừng năm mới, làm bằng thẻ tre hoặc gỗ cũng đề danh tánh, địa chỉ của mình, mãi về sau mới bắt đầu dùng giấy làm danh thiếp, để gởi cho nhau.

Nguyên vào thời đại nhà Đường ở Trung Quốc (618-960) vào dịp Tết đến, để chuẩn bị đón mừng năm mới, khoảng cuối tháng Chạp năm cũ, vua triệu tập các đình thần vào chầu, ngự tứ lịch sách năm mới còn gọi là “Hoàng lịch” (tức lịch vua ban). Ngoài nhân dân, họ dùng tấm danh thiếp có ghi tên họ, chức vụ hoặc nghề nghiệp của mình để trao tặng nhau với lời cầu chúc năm mới tốt đẹp, phát tài.

Theo phong tục tập quán truyền lại thì người chúc và người nhận thiếp chúc không gặp nhau, cho dù họ ở cận kề nhau, căn cứ theo sách Thanh gia lục của Thuận Lộc đã nói rõ: “… người chúc Tết không đến nơi người mình chúc, cho dù nhà gần nhau, họ sai người nhà mang tấm thiếp hồng đến nhà người nhận. Còn người nhận, muốn đáp lễ, cũng làm ngược lại như vậy. Tấm thiếp đó, gọi là “phi thiếp”.

Từ năm 1086, khi thiếp chúc Xuân bằng giấy ra đời, rất tiện dụng và được lưu hành rộng rãi vào thời Ngũ Đại. Đến năm 1456, thời nhà Minh là thịnh hành, đa số nhân dân thường dùng giấy hoa tiên (giấy đẹp có in hình hoa mai), khuôn khổ tấm thiếp cỡ 6 x 9m, ở góc phải biên tên họ, chức vụ, địa chỉ, chính giữa ghi 4 chữ lớn “Cung Hạ Tân Hỷ” “Vạn Sự Như Ý” “Tân Niên Kiết Tường”… phía trái, ghi họ tên (cùng ngày tháng) của người gởi.

Nhiều danh gia vọng tộc thời trước, nhằm chuẩn bị ngày Tết cho chu đáo, họ thiết kế một cái thùng bằng giấy bồi cứng như cái hộp thư, bên ngoài dán giấy hồng đơn (giấy màu đỏ), có chừa khe hở dành cho người gởi danh thiếp bỏ vào thùng (ví như cái hộp thư của Sở Bưu điện bây giờ) đặt ngay trước cửa nhà để tiếp nhận “thiếp chúc mừng” của bè bạn, thân nhân… coi như tiếp nhận điều may mắn vui vẻ hạnh phúc đến gia đình. Xưa hơn nữa, người ta đặt cái bàn vuông trước cửa nhà, trên bàn có cuốn sổ bìa đỏ cùng với bút mực để người đến chúc Tết ghi danh tánh vào, gọi là “môn bạ”. Sổ này, được lưu niệm dài lâu vì có thủ bút và chữ ký của người chúc Tết.

Sau này, thiếp chúc Xuân thay đổi dần cho phù hợp với sự tiến bộ chung của từng thời đại, với nhiều đề tài phong phú, đa dạng, khắc in mỹ thuật trên giấy cứng, thơm, láng màu sắc tinh xảo, đôi khi có vẽ sơn thủy, hoa cảnh, trang trọng với kỹ thuật in ấn khá cao. Trên thế giới hiện nay nhiều nước đã áp dụng “thiếp chúc xuân” “thiếp mừng”, nhưng xuất xứ nguyên thủy được khẳng định do tập tục của Trung Quốc truyền sang. Ngày nay thiếp chúc Xuân đã trở thành phổ biến trên toàn cầu và là món hàng công nghiệp nổi tiếng với nhiều mẫu mã độc đáo, có tác dụng tuyên truyền rất lớn, đã đi vào lịch sử loài người, không còn hạn chế ở một quốc gia. Mặc dù “cánh thiếp chúc Xuân” tuy nhỏ nhoi, nhưng hàm ý giao tế rất lịch sự, giữ được mối giao hảo sâu sắc

Bình luận